Cửa hàng đá cảnh nghệ thuật tự nhiên Suiseki

Mua bán đá cảnh nghệ thuật, bán đá cảnh Hà Nội, đá cảnh Yên Bái, đá cảnh Phú Yên. Xem thông tin chi tiết tại website: http://www.suiseki.vn/vn/ - Hotline: 0913916457 Mr. Hiep 24/7


Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

// //

Thật Hư: Hòn đá 50 ngàn sánh ngang 2 tỷ gây bão tại Nam Định

Một hòn đá vô tình được mua bên đường với giá 50.000 giờ được trả với giá 2 tỷ nhưng ông Nguyễn Thanh Nhàn nhất định không bán.

Theo ông Nguyễn Thanh Nhàn, 68 tuổi, trú tại phường Năng Tĩnh, TP Nam Định, tỉnh Nam Định hòn đá cảnh của ông là hòn đá tự nhiên không bị đục đẽo hay gắn lại mà là một hòn đá nguyên khối, đặc biệt có hình dạng gần giống hình con rùa, có đủ đầu mũi mắt, đầu chúc xuống miệng ngậm đốc kiếm dài 3,5cm, bên lưng trái nổi bật hai chữ Nho “Nhất tâm”, màu đen nổi bật trên nền vàng rất rõ nét.


Miêu tả về vận may trời cho, ông Nguyễn Thanh Nhàn, 68 tuổi (trú tại phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), kể lại, trong một chuyến đi vào Thanh Hóa năm 2007, ông Nhàn dừng chân ghé một cửa hàng bán đá non bộ.

Khá tình cờ, ông Nhàn nhìn thấy hòn đá cảnh và mua nó với giá 50 ngàn, mục đích ban đầu là mang về ghép chung với dãy non bộ đang có ở nhà. "Mua xong, tôi còn mua thêm hòn đá để kê viên đá này lên nhưng chủ quán chỉ cho chứ không lấy tiền. Điều ngạc nhiên là viên đá kê cũng vừa khít với hòn đá, tạo thế cân bằng vững chắc”.

Khi mua, chủ tiệm nói với ông Nhàn hòn đá có chứa năng lượng, nhưng ông Nhàn chỉ nghĩ đó là lời quảng cáo nên không để tâm. Cho đến khi mang hòn đá về, ông Nhàn nhận thấy nhiều may mắn đến với mình, có những chuyện tưởng không thể thành hiện thực nhưng rồi cũng đến với ông một cách tốt đẹp.

“Tôi thấy mình khỏe mạnh hơn, bệnh kinh niên cũng thuyên giảm và tăng cân nhanh. Trước đó tôi rất gầy, ăn mấy cũng không béo nổi. Công việc sau đó cũng thuận lợi, phát đạt. Đặc biệt đầu năm 2016, tôi đã làm sáng rõ được vụ việc sau 25 năm liên tục theo kiện, lấy lại danh dự cho bản thân. Đó chẳng phải là linh thiêng sao?”, ông Nhàn hồ hởi khoe.

Là người thích nghiên cứu phong thủy nên khi lờ mờ nhận ra mình đang sở hữu một viên đá giá trị, ông Nhàn đã chụp ảnh và đăng tải trên mạng giới thiệu. Phản hồi đến với ông rất nhanh sau đó, thậm chí nhiều người từ nơi xa cũng bỏ thời gian đến nhà ông tận mắt ngắm hòn đá. Có người thậm chí ra giá 2 tỷ đồng để mua lại hòn đá hiếm này, nhưng ông Nhàn không đồng ý.

Nói về lý do tại sao không bán viên đá khi 2 tỷ đồng không phải là số tiền nhỏ, ông Nhàn cho biết, ông coi hòn đá là vật báu linh thiêng mà trời đất phát lộ giao vào tay ông gìn giữ, vì thế ông sẽ không vì đồng tiền mà để mất nó.


Điều đặc biệt, trên đoạn lưng hòn đá nơi ứng với mai rùa có một hình giống với bản đồ Hà Nội năm 2004, với dòng sông Hồng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Hòn đá có tổng trọng lượng 20,4kg, rộng 22cm, cao 23cm. Tình cờ, tất cả chỉ số này khi áp theo thước Lỗ Ban đều là dãy số đẹp, mang đến nhiều may mắn, tài lộc.


Sau khi phát hiện ra nhiều điều đặc biệt từ hòn đá, ông Nhàn cho rằng đây là vật thể lạ, linh thiêng được kết tinh trong thế giới tự nhiên từ sinh khí núi sông.


Nhiều chuyên gia phong thủy tới ngắm hòn đá đã khuyên ông không được can thiệp bàn tay con người vào tác phẩm tự nhiên này.

Với tất cả lòng thành kính, hiện ông Nhàn đặt viên đá ở ngay cạnh phòng thờ gia tiên và đặt tên là "Kim Quy Hoàn kiếm thần".

* Xem thêm: Đá tự nhiên nguyên khối

Read More

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

// //

Đá cảnh nghệ thuật Pleiku

Vài ba năm gần đây ở thành phố Pleiku (Gia Lai) nổi lên phong trào chơi đá cảnh nghệ thuật (đá mỹ nghệ), không chỉ có giá trị kinh tế mà những khối đá đủ màu sắc, hình dạng này đẹp đến mức khiến người ta không khỏi ngẩn ngơ khi tiếp xúc, chiêm ngưỡng…

Trăm viên chọn một

Không như dân chơi đá cảnh ở một số nơi khác, đá cảnh ở Pleiku hầu hết đều được chọn từ những khối đá bán quí (Semi-precious gemtones). Đó là thạch anh, mã não, canxidon, opal và cả sa-phia…Chúng được khai thác từ nhiều vùng trong tỉnh như Phú Thiện, Kon Chiêng, Hbông, và cả từ Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đak Nông về. Theo các “chuyên gia” trong nghề chế tác đá cảnh, đá bán quí ở Gia Lai cũng khá phong phú. Thạch anh có thạch anh tím, trắng, đen, hồng, khói; mã não đủ màu, rồi đá sa-phia v.v…tuy nhiên các viên đá thạch anh tím ở Gia Lai thường nhỏ, ít kết thành tổ như những vùng khác.

Đá mã não. Ảnh: T.P
Ngoại trừ các viên thạch anh dễ nhận biết bằng mắt thường, ngay cả dân khai thác đá lâu năm mà không thạo nghề cũng vã mồ hôi khi đứng trước những khối đá to nhỏ đủ cỡ, dính đầy bùn đất đỏ lòm, đen kịt kia để phân loại đâu là những viên đá bán quí. Anh Hồ Nghĩa, một người chuyên khai thác, mua bán và chế tác đá cảnh ở dưới ngã ba Năm Đạt, huyện Mang Yang tiết lộ: Muốn biết đá có thể dùng được hay không, cơ bản là nhờ quen nhìn thôi, không có sách vở nào chỉ dạy cả. Mình phải quan sát vào gân đá, hoặc đổ nước rửa sạch để xem màu da bên ngoài. Làm lâu rồi thì có kinh nghiệm, biết loại đá nào thường ở đâu, vùng này có nhưng vùng khác lại không có, thậm chí  cùng một địa điểm mà nơi có nơi không?

Ông Sương đang đánh bóng đá. Ảnh: T.P

Để từ viên đá thô trở thành viên đá cảnh là cả một quá trình chế tác bao gồm nhiều công đoạn gia công vừa nặng nhọc lại phải kiên nhẫn, tỉ mỉ từng chi tiết một. Tìm được viên đá vừa ý tức là đã “chấm” được hình khối, đồng thời dự đoán khả năng viên đá có nhiều vân đá đẹp, có bị những vết nứt ẩn sâu bên trong hay không. Sau đó phải lau rửa, chùi sạch và phác thảo những đường nét sẽ gia công, cắt bỏ đoạn nào, mài vào sâu bao nhiêu. Gọi viên cho vui chứ mỗi “viên” đá thô ít nhất cũng nặng vài chục cân, còn phần lớn là nặng bảy - tám mươi cân, thậm chí có viên nặng đến ba bốn trăm cân. Do vậy quá trình mài giũa rất khó nhọc, lại thêm nguy hiểm nữa.

Sau khi kê, đặt viên đá đâu vào đấy, đầu tiên người thợ dùng một mô-tơ điện cầm tay đã lắp đá mài (phít) rạch những đường ngang dọc trên mặt viên đá đúng vào nơi dự kiến sẽ gia công. Sau đó lắp một viên đá mài khác  rồi chà mạnh trên mặt đá. Nhờ có ống nước nhỏ liên tục chảy vào nếu không bụi đá bay mù và sức nóng sẽ làm nhanh hỏng lưỡi đá mài. Chỗ mài mạnh, chỗ phải nương nhẹ, lúc ngồi, lúc quì, có lúc người thợ dừng tay đột ngột, nhỏ thêm nước vào mạch đá kiểm tra vân đá xem có còn không, nếu mài nữa có thể sẽ bể mất, hỏng viên đá.

Đá canxidon xanh. Ảnh: T.P

Đá canxidon tam sơn. Ảnh: T.P
Đá canxidon hình tháp. Ảnh: T.P

Đá canxidon xanh ngọc. Ảnh: T.P

Mài và đánh bóng, chế tác xong một viên đá nặng khoảng ba- bốn chục cân phải mất độ mươi ngày, hao tốn khoảng vài chục Kwh điện; người thợ chế tác đá cảnh phải dùng hết hàng chục viên đá mài, giá mỗi viên trung bình 60-70 ngàn đồng. Và cứ xong hai- ba viên đá cảnh là phải thay một mô-tơ cầm tay, loại rẻ nhất cũng ba bốn trăm ngàn đồng/chiếc. Khó khăn, nặng nhọc là vậy song tiền công mài đá khá cao, trung bình một viên đá nặng khoảng hai- ba mươi cân, tiền công mài, chà bóng trên dưới chục triệu đồng, tất nhiên còn độ tăng giảm phụ thuộc vào loại đá và chất lượng mỹ  thuật của viên đá.

Đá cảnh không phải cứ mài là thành công, ngược lại đã có trường hợp dở khóc, dở cười. Ông Vũ Đình Hường ở thị trấn Phú Thiện kể lại, có lần ông đã phí công sức và cả tiền mua đá. Gần mười năm trong nghề (kể từ lúc ông khai thác và chế biến gỗ hóa thạch), nhìn viên đá mã não thô ông cứ nghĩ mình ăn chắc lần này kiếm bộn tiền. Mà đẹp thật, sau mấy nước đánh bóng đầu, viên mã não lộ màu sắc rất đẹp, xanh có, đỏ có, tía có, đa màu, xen kẽ vào nhau, lại thêm nhiều vân đá đủ hình dạng.  Nào ngờ đi thêm mấy đường mài nữa, bên trong bất chợt lộ ra vết nứt sâu hoắm, rà mấy cũng không hết. Rà mô-tơ mài nữa thì mất toi viên đá, giá trị viên đá bỗng nhiên hạ thấp xuống hàng chục lần. “Ai mà ngờ đường nứt lại nằm sâu dưới mặt đá năm bảy phân?” Lần ấy, ông Hường lỗ gần chục triệu đồng.

Vân đá mã não hình chim bồ câu. Ảnh: T.P

Đá mã não vàng. Ảnh: T.P

Nghề “độc” nên thợ chế tác đá ở Gia Lai không nhiều, có thể đếm được trên đầu ngón tay. Ở huyện Phú Thiện có cơ sở của ông Hường đã nói ở phần trên, thành phố Pleiku có cơ sở Hồng Đức 260 đường Lê Thánh Tôn và  bên cạnh cơ sở này có ông Trần Minh Sương ở nhà số 258 vừa mua bán, vừa chế tác; cơ sở Mỹ Sơn ở đường Cách mạng tháng Tám; huyện Mang Yang có cơ sở của anh Hồ Nghĩa. Cơ sở nào đông thì có đến ba thợ, còn thường chỉ một thợ gia công, thậm chí có cơ sở phải thuê thợ từ Hòn Phụ tử (Kiên Giang) ra làm. Công việc vất vả, độc hại nhưng thu nhập khá cao, lại “ tự hào là mình đã tạo ra được những viên đá đẹp, có giá trị nên vui và lại ham làm ?”- một người thợ tâm sự như vậy.

Đá cảnh đẹp đi đâu?

Ông Sương là người chuyên mua bán, môi giới, chế tác đá cảnh tự nhiên có thâm niên đã trên chục năm. Ông còn làm thêm cả gỗ hóa thạch, phong lan, nhận chăm sóc mai cảnh nữa. Ông cho biết dân chơi đá ở TP. Hồ Chí Minh cứ  non tháng lại ra Pleiku lùng sục.  Gỗ hóa thạch, đá bán quí thô, đá cảnh, cả ruby v.v… họ đều mua tất, giá lại khá cao, thường cao hơn dân Pleiku mua vài ba giá. Chẳng hạn, viên đá mã não trị giá khoảng 15 triệu đồng, họ sẽ mua đến 17-18 triệu đồng, “ song chọn kỹ, đã ưng ý rồi thì mấy họ cũng mua” ông Sương nói thêm: Gần đây xuất hiện các đại gia và cả giới mua bán từ các thành phố lớn như Đà Nẵng, Hà Nội vào lùng sục đá cảnh nữa.

Đá thạch anh hồng. Ảnh: T.P
Đá thạch anh trắng và khói. Ảnh: T.P

Đá thạch anh trắng và khói. Ảnh: T.P
Đá thạch anh tím. Ảnh: T.P
Tại thành phố Pleiku cũng đã có giới chơi đá cảnh, sưu tập đá bán quí từ vài ba năm gần đây. Vì lý do tế nhị nên người viết bài này xin được không kể rõ tên, đó là ông T ở đường Đoàn Thị Điểm, ông T ở hẻm Phan Đình Phùng, ông N ở đường Cách mạng Tháng Tám v.v...Đặc biệt chị Dương Thị Huê ở nhà số 26 A đường Phạm Văn Đồng hiện là một trong số ít người có bộ sưu tập đá cảnh nhiều, lớn và đẹp nhất Pleiku. Chưa kể lượng gỗ hóa thạch chị có nhiều đến hàng  trăm khối, bộ sưu tập đá bán quí của chị có đến hơn hai trăm viên, đủ loại, từ thạch anh các loại đến mã não đủ màu, opal, canxidon, hầu hết đều nặng trên năm mươi cân, trong đó có viên mã não hình lá cao hơn 1 mét, nặng hơn bốn trăm cân lại có vân đá hình chim bồ câu. Viên đá này có người đã trả giá đến 250 triệu đồng nhưng chị không bán. “Mình còn phải tìm mua đá thêm để chơi nữa, sao lại bán nó đi? Mà đá càng để lâu càng quí."

Chị Huê bên viên đá mã não có vân bồ câu. Ảnh: T.P
Bộ sưu tập đá cảnh suiseki của chị Huê đều được đặt trên những chiếc đôn gỗ quí, bày trang trọng, hài hòa trong một gian phòng khách lớn. Ngay cả những chiếc đôn gỗ cũng là một bộ sưu tập bởi chúng đủ hình dạng, trông rất bắt mắt, phù hợp với những khối đá bên trên. Mê đá cảnh như một cái nghiệp, chị Huê kể, hễ nghe ở đâu có đá đẹp là lập tức chị đi ngay, có lúc không đủ tiền đành phải vay “nóng” để mua đá. “Lúc đầu ông xã không ủng hộ lắm, nhưng về sau thấy đá đẹp quá ổng cũng mê như mình!”- Chị cười hạnh phúc.

Đá cảnh mang lại nhiều cảm nhận cho người xem, mỗi người một cách nhìn, có người cảm nhận thế này người cảm nhận thế khác song cái đẹp bao giờ cũng trường cửu. Biết bao khối đá quí từ dưới lòng đất đưa lên nếu không có những bàn tay nghệ nhân thì cái đẹp kia chưa chắc đã làm rung động lòng người. Và hơn thế nữa, nếu không có những nhà sưu tập, những người cảm nhận đầu tiên về cái đẹp của thiên nhiên, dễ chi đá đã đẹp và quí đến nhường này...

Thanh Phong

* Về Yên Bái chiêm ngưỡng sắc màu, linh khí của trời đất với nghề đá cảnh Suối Giàng Yên Bái
Read More

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

// //

Đá cảnh nghệ thuật tự nhiên thú chơi lắm công phu

Cũng giống như chơi cây cảnh, chơi đá cảnh là "thú chơi" tao nhã đòi hỏi người chơi phải bỏ nhiều công phu. Những viên đá có hình dáng đẹp, sống động, hài hòa được ví như những tác phẩm nghệ thuật kỳ diệu từ thiên nhiên đem lại nhiều cảm xúc cho người thưởng ngoạn.

Ông Trần Phương Nam, một người chơi đá cảnh tại Hà Nội cho biết: "Đá là món quà vô giá do thiên nhiên tạo ra với nhiều hình dạng khác nhau ví như thạch anh, ruby, gỗ hóa thạch thành đá… Ngắm nhìn những khối đá lớn, mỗi người có cảm nhận khác nhau, liên tưởng tới con người, sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, như hòn trống mái ở Sầm Sơn hay hình rồng như vịnh Bái Tử Long, hàng Thạch Sanh ở Hà Tiên… Chơi đá cảnh không phân biệt giàu nghèo cao thấp, công chức viên đá nhỏ để bàn, đại gia thì phiến đá to tạc tượng, tùy theo thu nhập nhưng phải có hiểu biết mới chơi được"

Để chơi được đá cảnh, trước hết người chơi phải có kiến thức về đá, gắn mình với thiên nhiên cùng trí tưởng tượng để tìm ra được những tác phẩm quý đang "ẩn mình" . Những người chơi đá cảnh chuyên nghiệp cho biết chơi đá cảnh giống như những thú chơi khác trước tiên phải có sự đam mê và 90% do yếu tố cảm nhận tự nhiên của con người thấy được viên đá nào đó đẹp. Vì vậy để chơi được đá cảnh thì ngoài đam mê cũng phải tìm hiểu kỹ về nó.



Như yếu tố đầu tiên của đá quý là nặng và mát, người có khả năng có thể cảm nhận được năng lượng trong đá. Nếu thích đá cảnh nhưng không tìm hiểu kỹ rất dễ mua phải đá cảnh giả. Ông Nguyễn Tiến Hải, công ty cổ phần đá quý Việt Nam cho biết: “Mỗi người chơi đá cảnh lại có sự đam mê với loại cũng như màu sắc đá khác nhau. Đơn cử như có người chơi đá cảnh hay qua cửa hàng tôi chỉ thích đá thô và màu vàng, mỗi khi lĩnh lương lại dạo quanh cửa hàng để tham quan. Có khi thích viên một viên đá nhưng không đủ tiền mua liền gửi dần cho cửa hàng đến khi đủ tiền thì đem về”.

Người chơi đá cảnh phải có không gian rộng để bày đá, với những người chơi chuyên nghiệp không để đá cảnh trong phòng, cũng vì vậy càng cần có không gian thậm chí hàng ngàn mét vuông. Việc tìm kiếm rất khó khăn, nhiều khi để có được những viên đá như mong muốn, người chơi đá cảnh phải trèo đèo lội suối hay chờ đợi hàng tháng trời để mang được tác phẩm về.

Đá cảnh có 2 dạng là nguyên bản và qua chế tác. Với những viên đá sẽ chế tác, sau khi chọn được đá, người chơi mất khá nhiều công sức và thời gian để gia công. Một viên đá nặng khoảng 20 kg, người thợ lành nghề phải làm 2 tới 3 ngày mới hoàn thành. Hoặc những hòn non bộ được làm theo tích truyện, với chi tiết sắc sảo hang đá, ông tiên, đường núi… phải rất kỳ công.

Với những pho tượng lớn cần rất nhiều công sức. Ví dụ để tạc tượng Phật, đầu tiên phải có bản vẽ, và kích thước, sau đó phải nhờ tới 4 lớp thợ, lớp thợ thứ nhất phá đá cắt thành phôi mang về xưởng, lớp thứ 2 làm thô trực tiếp chân tay mặt, lớp thợ thứ 3 làm chi tiết nét mặt, ngón tay hay dấu hiệu đặc trưng, lớp thợ cuối cùng là đánh bóng. Trước đây làm các tượng đá được làm thủ công nên rất lâu, hiện nay người chơi đá có cả một hệ thống các “công xưởng” hỗ trợ với máy cưa, máy đục nên thời gian được rút ngắn, một tượng từ 2 đến 3 tấn làm trong khoảng 3 tháng là hoàn thành.

Đơn cử như tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đặt ngày 16/2 nhằm mùng 9 tháng Giêng năm Bính Thân. Đây là pho tượng quý được tạc từ đá ngọc bích đỏ rất uy nghiêm,thể hiện Phật hoàng trong tư thế ngồi tu thiền, do những người thợ Hà Nội tạc từ đá nguyên khối nhập từ Myanmar (có chiều cao 0,98 m, trọng lượng 500 kg). Sau 7 tháng tạo tác và tu sửa khối đá đã có hình thù đúng với pho tượng Phật hoàng cổ trong Tháp Huệ Quang (Yên Tử).

Ông Lê Doãn Thăng, Phó Chủ tịch Hội đá cảnh, đá phong thủy Việt Nam, người công đức bức tượng này cho biết:“Làm tượng phật hoàng Trần Nhân Tông để cúng dường cho chùa Ngọa Vân, tôi phải tự đảm bảo các khâu vẽ hình, chọn mua đá, sau đó hướng dẫn thợ làm một cách tỷ mỉ không để sai sót nào".

Nhiều người chơi lại chọn chơi những viên đá thô chưa qua chế tác, tất nhiên với ngọc chưa qua chế tác chưa thể thành ngọc được, nhưng đối với nhiều người họ lại cho rằng có sự hấp dẫn riêng của nguyên bản, giúp họ tưởng tượng được nhiều hơn hay đơn giản chỉ là thích thú, khi mới chơi họ thích đá qua chế tác nhưng sau này chuyển qua đá chưa chế tác. Anh Nguyễn Long Khánh, người chơi đá cảnh cho biết: “Ban đầu mới chơi tôi bị hấp dẫn bởi những viên đá được chế tác công phu tỉ mỉ nhưng lâu dần tôi lại rất thích những viên đá thô như đá thạch anh đẹp mang về đánh bóng trưng bày".

Cũng như nhiều thú chơi khác, người đam mê chơi đá cảnh tập hợp lại với nhau thành những câu lạc bộ chơi đá cảnh. Từ đây mà kinh doanh đá cũng phát triển. Chơi đá cảnh chủ yếu là đam mê nhưng nếu biết kinh doanh cũng rất khá, bởi nhiều người đã bán những khối đá cảnh hàng trăm triệu đồng tùy theo chất đá, kích thước, màu sắc, hình dáng. Dù giá trị của mỗi viên đá là vô cùng, những người kinh doanh đá cảnh thường không nói sai sự thật. Nhiều người cho rằng đam mê hay kinh doanh đều phải khôn ngoan, nghề chơi cũng lắm công phu, đá cảnh chơi cũng khó mà kinh doanh cũng khó, có những người có kinh tế nhưng không thể mua được vì luôn nghi ngờ về giá trị của viên đá.

Ngoài ra nhiều người đam mê nhưng không thể chuyển sang kinh doanh được bởi phải dời đam mê với viên đá mình yêu thích và bỏ công sức tìm kiếm, sưu tập được. Ông Hoàng Trần Hậu, nghệ nhân chơi đá cảnh cho biết: “Tôi đi nhiều nước châu Âu, Trung Quốc, Tây Tạng tìm những viên đá đẹp, kỳ công và gian nan để sưu tập nên khi bán đi rất tiếc, cảm thấy như mất đi phần nào đam mê của mình. Vì vậy tôi tự nhủ bản thân chẳng có gì là bất biến, là mãi mãi, viên đá đẹp để mọi người có thể cùng chiêm ngưỡng, chia sẻ đam mê với người khác để rồi lại tiếp tục đi tìm những viên đá khác mặc dù hành trình khó khăn”. Ông Hậu cho biết thêm, thị trường đá cảnh vừa có tiêu chuẩn vừa phi tiêu chuẩn, ở chỗ những viên đá dạng bình thường được cho là tiêu chuẩn khi cái đẹp vượt quá lên là phi tiêu chuẩn, quan trọng là người chơi chấp nhận giá mua đến đâu.

Có thể nói chơi đá cảnh là thú chơi lành mạnh, đem lại nhiều cảm xúc cho người thưởng ngoạn. Người chơi khi bỏ công sức sưu tầm, chau chuốt, bày biện và chiêm ngưỡng, đôi khi có thể rút ra được nhiều triết lý sống sâu xa. Còn với những người có điều kiện thì lợi ích của đá cảnh là tạo không gian kiến trúc đặc biệt, thậm chí có thể gia tăng giá trị cho các bất động sản. Nguồn thu nhập từ việc giao lưu, trao đổi bán đá cảnh cũng đã đem lại phần thưởng đáng kể về vật chất và tinh thần cho những người chơi. Đó là nguồn động lực để thú chơi đá cảnh vẫn giữ nguyên từ xưa đến nay và tiếp tục phát triển.

Bài và ảnh: Tuấn Anh

*Về Yên Bái thưởng thức vẻ đẹp do trời đất ban tặng với đá cảnh Suối Giàng Yên Bái
Read More

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

// //

Yên Bái và những điểm du lịch hút hồn du khách

Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc – Đông Bắc và trung du Bắc bộ, phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

Với địa hình độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển, cảnh quan Yên Bái rất phong phú với nhiều cảnh đẹp như ruộng bậc thang Mù Cang Chải, chè xanh Suối Giàng, hay khu du lịch Hồ Thác Bà...

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, với trên 90% dân số là đồng bào Mông. Từ Hà Nội để đến với Mù Cang Chải, bạn có thể lựa chọn đi theo hướng Quốc lộ 32, để cùng với đó khám phá đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc.

Mù Cang Chải nổi tiếng với khách du lịch bởi sự hùng vĩ của thiên nhiên và những triền ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Hơn 700 ha ruộng, trong đó 50% tập trung ở 3 xã là La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình trải dài suốt đoạn đường từ đèo Khau Phạ về đến trung tâm thị trấn, quyến rũ mê người từ màu vàng óng của những nương lúa.

Mù Cang Chải mùa lúa chín. Ảnh: Placehunt.

Săn mây Tà Xùa

Tà Xùa (Bắc Yên, Yên Bái) đang là điểm đến săn mây hấp dẫn của các nhiếp ảnh gia và bạn trẻ thích xê dịch trong những năm trở lại đây. Tà Xùa được hợp lại từ ba đỉnh núi hùng vĩ, quanh năm thường được mây ngàn bao phủ, và là ranh giới tự nhiên giữa Sơn La với Yên Bái.

Đến Tà Xùa, bạn có thể đi giữa rừng nguyên sinh, những cây cổ thụ rêu phong phủ kín phảng phất mùi thơm của gỗ, những vạt hoa rừng khoe sắc trong gió đông, những biển mây trôi bồng bềnh, phiêu lãng…

Biển mây trên Tà Xùa. Ảnh: Nguyễn Ngọc Minh.

Thác Pú Nhu

Thác Pú Nhu nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10 km về phía Tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20 m được chia thành nhiều bậc.

Ở khu vực thác, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng 26 độ C, khí hậu trong lành, mát mẻ thật lý tưởng cho những chuyến dã ngoại trong ngày. Những thềm đá được nước đổ xuống chảy êm đềm trên những mảng rong xanh sẽ để lại ấn tượng cho ai từng trầm mình trên đó mà thả hồn theo dòng nước, quên đi những lo toan bộn bề của cuộc sống.

Hồ Thác Bà

Nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà.

Hồ Thác Bà nằm trong địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên, với diện tích gần 23.500 ha, với hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình.

Những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan…

Suối Giàng

Suối Giàng là xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm ở độ cao 1.371 m so với mực nước biển, với diện tích 5.922 ha, được biết đến với các loại đá cảnh quý vân hoa tím, xanh với nhiều hình thù kỳ thú phân bố chủ yếu ở dãy núi Khỉ, thôn Kang Kỷ, thôn Suối Lóp…

Ngoài những sản vật của miền sơn cước như rau cải Mèo, su su, sa mộc, pơ mu, các loại củ, quả, ngũ cốc, nét hấp dẫn du khách tìm đến với Suối Giàng là văn hóa trà của người Mông. Niềm vui lớn nhất của nhiều du khách khi đến đây là được thưởng thức đặc sản chè Shan tuyết nức tiếng xa gần ngay tại cái nôi sản sinh cây Chè Tổ.

Vùng chè cổ thụ Suối Giàng nằm ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Păng Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… Ngoài ra, du khách có thể tham quan các đồi chè ở tầng thấp với phong cảnh thiên nhiên hữu tình và tham gia vào cuộc sống sinh hoạt giản dị, mộc mạc của người Mông dưới chân núi.

Nương chè xanh mướt bạt ngàn. Ảnh: Hải Dương.

Nơi Suối Giàng cũng rất nổi tiếng với nghề hái ra tiền với thương hiệu Đá Cảnh Suối Giàng Yên Bái

Bản văn hóa Ngòi Tu

Bản Ngòi Tu thuộc xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Với những đặc trưng riêng, Ngòi Tu hấp dẫn du khách không những bởi khung cảnh đẹp, hoang sơ mà còn bởi nơi đây là sự hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Dao, Cao Lan, Nùng, trong đó chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng.

Đến với Ngòi Tu, ngoài việc được thưởng thức những món ăn dân dã, bạn sẽ còn được hòa mình vào phong cảnh hữu tình, say lòng cùng những làn điệu dân ca, những điệu múa: làm chay, xúc tép, rước dâu truyền thống… Những bạn thích lang thang khám phá còn có thể tham gia trekking núi Yến, núi Cao Biền hoặc đạp xe khắp bản để khám phá văn hóa của người Dao.

Háng Tề Chơ – làng Nhì

Háng Tề Chơ (Háng Đề Chơ) là bản xa nhất của xã Làng Nhì, Trạm Tấu, Yên Bái. Đây là một bản tập trung khoảng vài chục hộ dân người Mông Đen, bản cũng sở hữu ngọn thác cùng tên Háng Tề Chơ, được coi là một ngọn thác đẹp trong danh sách các điểm đến của Tây Bắc.

Để vào được bản Háng Tề Chơ (hay bản Đề Chơ), du khách phải đi bộ vài tiếng, bởi đường ở đây chỉ dành cho ngựa, còn xe máy không thể đi vào. Từ quãng rẽ Làng Nhì – Háng Tề Chơ, du khách phải vượt qua thêm chừng 10 con dốc dựng đứng 25 độ. Chính sự hiểm trở của nơi đây đã thôi thúc bước chân chinh phục của những lữ khách.
Read More

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

// //

Thưởng thức vẻ đẹp của miền đá cảnh Suối Giàng, tin khí của trời đất

TTO - Miền Tây Bắc ở đâu cũng có núi đá, núi cao sừng sững nhưng chỉ có Đá cảnh Suối Giàng Yên Bái, miền đất cao và xa của huyện Văn Chấn (Yên Bái), được thiên phú cho những mỏ đá vừa đẹp lại vừa quý.

Du khách như lạc vào miền đá đẹp - Ảnh: N.T.Lượng

Từ lâu nay, người ta tìm thấy loại đá ấy và mang xuống núi, dày công chế tác thành đá phong thủy. Suối Giàng bừng sáng và lung linh nhờ miền đá ấy.

Linh khí của đất trời

Suối Giàng vốn là vùng đất cổ, vùng thổ nhưỡng khá đặc biệt. Tuy thuộc dải đất vùng cao nhưng nơi đây khí hậu mát lành quanh năm. Ở đây, những dãy núi cao ngất trời bao bọc những thung lũng, mây mù bao phủ quanh năm làm cho tiết trời mát mẻ, trong lành. Vì thế ở vùng đất này cây trái, hoa lá hay cảnh sắc đều rất đẹp và thơ mộng.

Xưa kia ở Suối Giàng rừng rú rậm rạp, dân cư thưa thớt, những ngọn núi đá dường như con người chưa đặt chân tới. Vì thế, không chỉ với cư dân bản địa, ai đi qua miền đất này hay với họ cũng thấy những ngọn núi cao sừng sừng trải dài theo những con suối vừa linh thiêng, vừa bí ẩn.

Mãi đến năm 2007 người dân nơi đây mới phát hiện loại đá vừa đẹp vừa quý tại thôn Kang Kỷ, xã Suối Giàng. Khi mới phát hiện, phủi hết lớp bụi rừng bao phủ, người ta không khỏi ngạc nhiên và trầm trồ nhận thấy đây không phải là loại đá thường bởi quá đẹp.


 Vùng quê Suối Giàng - Ảnh: N.T.Lượng

Suối Giàng không chỉ nhiều núi đá mà đá còn có nhiều ở những con suối - Ảnh: N.T.Lượng

Xem kỹ người ta nhận thấy đá có những hoa văn dạng vân mây cầu kỳ, đẹp hiếm có, hình thù khác lạ. Đặc biệt khi ngắm nhìn những tảng đá tưởng như mộc mạc và vô hồn ấy, như thấy được những sóng vân đang chuyển động từ bên trong thớ đá, làm lóe lên cái lung linh nhiều màu của đá.

Từ đó, được sự cho phép của các cấp chính quyền, cư dân Suối Giàng đã khai thác đá và đưa đá xuống núi chế tác thành đá cảnh, đá phong thủy, đồng thời tiếng tâm về đá cảnh Suối Giàng Yên Bái vang xa khắp cả nước

Khi nghiên cứu về sắc, dáng, hình đá, người ta cho rằng đá quý nơi đây không phải ngẫu nhiên có được mà vì đây là loại đá được hình thành và tích tụ  bởi linh khí đất trời, của nắng gió. Vì thế, đá phong thủy Suối Giàng không chỉ đẹp mà còn mang linh hồn của đất trời nơi đây.

Kỳ công từ bàn tay tài hoa

Để có được những tảng đá phong thủy làm đắm say lòng người, những nghệ nhân chế tác đá nơi đây đã dày công chế tác và thổi cả hồn mình vào đá để có những tác phẩm kỳ diệu. Vận chuyển đá nguyên khối từ những vách đá cao sừng sững đã gian nan, khó nhọc, khâu chế tác đá còn khó khăn hơn nhiều.

Với tảng đá nguyên khối, người ta dùng nước rửa sạch bụi bẩn rồi lấy xà phòng rửa sạch một lần nữa cho sạch hết bụi đất bám quanh. Lúc này khối đá vừa sạch, vừa trong nhưng vân chưa nổi lên hết nên phải dùng vecni hoặc dầu ăn đánh vào bề mặt đá.

Họ bền bỉ đánh cho đến khi nào vân nổi lên, màu đá được đậm nét, bề mặt đá bóng loáng thì khi ấy thành công gần đạt.





Những ý tưởng đầy bí hiểm từ đá - Ảnh: N.T.Lượng

Sản phẩm từ bàn tay tài hoa của con người Suối Giàng - Ảnh: N.T.Lượng

Đá Suối Giàng và nghề chế tác đá nơi đây chủ yếu là đá cảnh, đá phong thủy. Cũng chính vì nghề này mà du khách ở khắp nơi thường đến Suối Giàng mua đá phong thủy.

Sau khi đánh bóng đá, một khâu cực kỳ quan trọng đòi hỏi sự tài hoa và tỉ mỉ là chế tác dáng hình của đá. Để “hồn đá” không đơn điệu, các nghệ nhân nơi đây đã dày công chế tác đá thành những hình thù phong phú, bắt mắt và điều quan trọng là những ý tưởng từ những dáng hình đá ấy.

Lung linh “hồn đá”

Dọc hai bên quốc lộ, những cửa hàng đá phong thủy Suối Giàng ánh lên sắc màu của đá khiến du khách đi qua không thể không dừng chân ngắm nhìn.

Mỗi dáng hình của viên đá lại có một nét đẹp riêng khiến người chọn đá khó lòng chọn được viên như ý muốn bởi dáng nào cũng đẹp và rộn lên sắc màu từ bên trong.

Căn cứ vào thuyết phong thủy, sở thích, quan niệm của con người, đá Suối Giàng được tạo tác thành nhiều dáng hình. Có khi là những tảng đá với hình thù bí hiểm, là những hòn đá phong thủy vừa bóng đẹp vừa góc cạnh dùng để ở góc nhà hay cửa nhà để hút linh khí, xua đuổi tà ma. Có khi là tượng đá của những nhân vật mang lại những điều may mắn.

Kỳ công hơn là những hòn đá phong thủy tròn xoe với nhiều cỡ, nhiều màu khác nhau được để trên một trụ đá vững trãi có thể đặt ở bàn uống nước, bàn làm việc hoặc góc tủ hay các con vật thiêng như con nghê, rắn, lân, rùa, rồi hình thù các loại quả.

Tất cả những ý tưởng tạo tác đều xuất phát từ những quan niệm rằng đá sẽ mang lại may mắn cho con người.

Đá còn được chế tác thành những bộ bàn ghế đá khá độc đáo - Ảnh: N.T.Lượng

Dáng hình tuyệt đẹp của đá Suối Giàng - Ảnh: N.T.Lượng

Kỳ thú dáng hình đá Suối Giàng - Ảnh: N.T.Lượng

Đá Suối Giàng có nhiều giá khác nhau, có loại chỉ 1-2 triệu đồng, có dáng 5-6 triệu đồng, có hòn lên vài chục triệu thậm chí hàng trăm triệu tùy thuộc kích thước, phong thủy và sắc màu. Vì thế, cư dân chế tác đá nơi đây ngày càng khấm khá lên nhờ giá trị kinh tế của đá mang lại.  

* Xem thêm về: Đá tự nhiên Đà Nẵng
NGUYỄN THẾ LƯỢNG

Read More

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

// //

Đá cảnh nghệ thuật Suiseki tuyệt tích

Phiên chợ đá cảnh suiseki ở Quảng Nam từng xuất hiện một lần trong thời gian ngắn dưới chân núi Duy Trung rồi “đóng cửa” vĩnh viễn, nhưng đã có một người âm thầm giữ lại cả trăm tấn đá quý và nhiều tác phẩm sưu tầm độc đáo.

20 năm nhặt đá

Một lần tìm mua đá về làm hòn non bộ cho chùa, ngang qua nhà dân ở xã Duy Trung (huyện Duy Xuyên), người đàn ông ấy vừa thoáng nhìn thấy những cục đá lạ liền có cảm giác “như bị một thứ từ trường hút lấy”. Kể từ đó, anh hay rời nhà đi lang thang vào núi khiến vợ thắc mắc. Chuyện mới đó đã ngót 20 năm, và gã mê đá đến “mụ mẫm” ấy chính là Trần Văn Anh, chủ hiệu vàng Ngọc Minh ở thị trấn Nam Phước. Người đàn ông sinh năm 1969 này vốn được biết đến nhiều hơn trên lĩnh vực kim hoàn, khi anh kỳ công thực hiện bức “Thiên long Việt đồ” với 1.000 con rồng vàng và được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) tặng Cúp kỷ lục quốc gia hồi năm 2010.

Trần Văn Anh bên tác phẩm "Hoàng hôn". Ảnh: H.X.H

Trần Văn Anh đặt tên “Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Minh” cho nơi trưng bày tác phẩm Thiên long Việt đồ ở thôn Phú Bông (xã Duy Trinh). Khu đất rộng 1.000m2 này cũng là nơi anh đang cất giữ cả nghìn viên đá đủ kích cỡ, ước lượng cả trăm tấn. Anh không nhớ nổi số lượng bao nhiêu viên, thậm chí có bị mất cắp cũng… không biết, ngoại trừ những tác phẩm đoạt giải bởi chúng đã ăn sâu từng vân đá, chất đá, hốc đá, huyệt đá, dáng đá vào trí nhớ. Mắt anh sáng lên khi nhắc chuyện gạ mua “Hoàng hôn”, một sản phẩm đá Duy Trung chính hiệu từng đoạt huy chương vàng Hội hoa xuân Đà Nẵng hồi năm 1999. Bỏ ra 2 cây vàng SJC, lại phải dấm dúi thêm 2 triệu đồng nữa gọi là khoản “phí năn nỉ”, anh mới thuyết phục được ông Đoàn Ngọc Anh, chủ nhân viên đá.

Tác phẩm "Một thoáng cao nguyên".Ảnh: H.X.H

Từng kẹp đèn pin chui vô một hang động sâu bên trong núi Duy Trung, Trần Văn Anh rùng mình nhớ lại những ngõ ngách chật hẹp, lồng ngực ngột ngạt do thiếu oxy và đã có một người bỏ mạng trong hành trình nhặt đá. Ấy là khoảng những năm cuối thập niên 1990, khi vùng núi Duy Trung rộ tin phát hiện đá quý. Giới chơi đá cảnh vô cùng thích thú khi bắt gặp loại đá khác lạ. Có lẽ vùng núi này khí hậu khắc nghiệt, cộng với hàng triệu năm nước chảy bào mòn đã tạo nên những vân đá tự nhiên sống động. Dòng đá này (đá núi) khác với những loại tìm thấy từ lòng sông suối. Hấp dẫn đến nỗi, buổi sáng, có cả đoàn người cơm đùm cơm nắm kéo nhau vào núi, chiều trở ra kẻ khiêng người gánh lặt lè. Có viên nặng hàng tấn phải nhờ hàng chục người vận chuyển. Khi giới sưu tầm từ TP.Hồ Chí Minh kéo ra, dưới chân núi Duy Trung tự dưng hình thành một “chợ đá” nhộn nhịp. Chừng 1 tháng sau, chợ tan và vựa đá cảnh nơi đây cũng… hết nhẵn.

“Nghìn đô dễ kiếm, viên đá khó tìm”

 Đến giữa tháng 3.2016, bộ sưu tập đá quý của Trần Văn Anh đã bổ sung một số tác phẩm mới, như “Nhân sư” và nhóm tác phẩm đặt tên “Kim mộc thủy hỏa thổ”. Anh vừa mang chúng về từ vùng rừng núi Trà Bui (huyện Bắc Trà My) trong chuyến sưu tầm vào đầu tháng Giêng năm nay…

Trần Văn Anh càng có thêm động lực để “lấy vàng nuôi đá”, khi những viên đá anh đang sở hữu liên tiếp đoạt giải. Ông chủ hiệu kim hoàn 46 tuổi đã đổ không biết bao nhiêu tiền cho đá. Cứ túc tắc mua khi ít khi nhiều, lúc rỗi rãi lại tự đi tìm, anh nhận ra việc kiếm 1.000USD dễ hơn kiếm một viên đá ưng ý. Vậy mà bộ sưu tập của anh giờ đây quá đồ sộ và phong phú… Nhưng không phải tác phẩm nào cũng phải mua với giá cao. “Người chơi đá” Trần Văn Anh dẫn tôi lên gác 2, chỉ viên có hình chiếc lá và khoe chỉ tốn 300 nghìn đồng để “rước” về hồi năm 2006. Anh hào hứng: “Có phải thú vị hơn cả tác phẩm “Hoàng hôn” phải mua 2 cây vàng hay không? Tôi đặt cho nó cái tên “Về cội”. Hãy xem kỹ viên đá, họa sĩ có muốn cũng không dễ pha ra cái màu đó!”. Cơ duyên cũng đưa “Xưa và nay” đến với anh khi tảng đá vùi một nửa dưới đất. Chính thế nằm đó đã vô tình tạo cho tác phẩm 2 sắc thái đối lập, bên trên nhẵn thín - bên dưới sần sùi, gợi cho người xem sự cách biệt về thời gian. Mang vào TP.Hồ Chí Minh đọ sức cùng 3.000 viên khác trên toàn quốc tại hội hoa xuân 2008, “Xưa và nay” giật luôn giải vàng.

Không kể những tác phẩm quen thuộc tại các cuộc triển lãm trong khu vực như “Đường về Tây Trúc”, “Một thoáng cao nguyên”…, Trần Văn Anh còn có nguyên bộ sưu tập động-vật-đá, nào cọp, cua, bò, chuột, tôm, công, chim, gà, mèo, rùa. Thậm chí anh còn tạo dáng cho “song mãng xà vương” hay trái cà, rìu, tù và, đức Chúa Jesus và cả… máy bay trực thăng. Anh bảo mình đang làm công tác bảo tồn đá cảnh, nên giờ có ai muốn trả giá cao hơn cũng không bán. Một đề án “bảo tàng suiseki” đã lập, tiền của cũng chuẩn bị sẵn. “Chừng một, hai nghìn mét vuông thì tôi có thể mua, chứ rộng lớn hơn thì phải thuê. Công chúng sẽ rất thích, bởi dòng suiseki này gần như tuyệt chủng”, anh phác họa. Mê đá cảnh, anh tự biên soạn cuốn Người xứ Quảng học chơi đá cảnh để chia sẻ thú chơi tốn kém và kỳ công này. Sách do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên phối hợp với tạp chí Văn hiến tại TP.Đà Nẵng xuất bản hồi năm 2009.

Trần Văn Anh cúi thật thấp cạnh tác phẩm “Hoàng hôn” để nhìn dáng đá tạo hình con chim mỏi cánh về rừng, rồi đọc vanh vách mấy câu ứng tác của ai đó lúc ngang qua tác phẩm “Hoàng hôn” tại hội hoa xuân năm đó: “Xếp cánh cúi đầu còn ngoảnh mặt/ Tiếc thầm dĩ vãng với thời gian/ Vàng son tri kỷ đâu còn nữa/ Để lại cho ta đá một hòn”. Đá một hòn, nhưng nghề chơi thì biết mấy công phu…

HỨA XUYÊN HUỲNH

Read More
// //

Nghề săn đá cảnh nơi rừng thiên nước độc

Những người săn đá cảnh nghệ thuật phải trèo đèo lội suối, trải qua nhiều hiểm nguy, thậm chí bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc để tìm được những viên đá có hồn.

Nghề chơi chẳng ít công phu

Một ngày đầu tháng 4, chúng tôi được đi cùng nhóm săn đá cảnh tại Di Linh (Lâm Đồng). Thị trấn thuộc cao nguyên Lâm Viên này là một trong những nơi thu hút người chơi đá cảnh, do sông suối chằng chịt, đồi núi đan xen thường là nơi ẩn mình của loại đá này.

Đoàn xe thồ chở chúng tôi băng qua những đoạn đường gập ghềnh, hiểm trở, đầy bụi đỏ của xứ sở cà phê. Địa điểm cả nhóm chọn lần này là bãi đá nằm dưới thác Khói, ngọn thác hùng vĩ thuộc sông Đại Đờn (thượng nguồn sông Đồng Nai).

Lưu Minh Trí, thành viên nhỏ tuổi nhất nhưng lại "máu lửa" nhất trong đoàn, cho biết: "Khi đã trót đam mê đá thì dù nơi ấy có xa và vất vả đến đâu, cũng quyết tìm đến cho bằng được. Có những chuyến săn đá tận rừng sâu, phải cuốc bộ cả ngày mới đến. Khi đó các thành viên phải mang theo lương thực, nước uống cắm trại luôn trong rừng. Những hiểm nguy nơi chốn "rừng thiêng nước độc" luôn rình rập những người săn đá. Năm 2013, cả hội vừa chia tay vĩnh viễn một người anh bị nước cuốn khi đi tìm đá. Vất vả, nguy hiểm là vậy, nhưng khi đã tìm được viên đá ưng ý thì bao mệt mỏi đều tan biến".

Gửi xe ở bìa rừng, chúng tôi vác ba lô cuốc bộ chừng 5km thì đến khúc sông đã chọn. Dòng sông vào đầu mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, phù sa bazan sủi lên đỏ thẫm. "Nước chảy xiết quá, làm sao xuống mò đá được?". Nghe tôi thắc mắc, anh Lâm Trọng Tường - người lớn tuổi nhất trong đoàn - bật cười, vỗ vai: "Xuống sông lúc này khác nào tự vẫn. Đá cảnh phải tìm ở các nhánh suối đổ ra sông". Vừa nói anh vừa dẫn cả đoàn hướng về hạ nguồn con suối cách ngọn thác hơn 500m, nằm giữa hai vùng núi K Ben và K Ron.

Cuộc săn đá cảnh tự nhiên bắt đầu khi cả nhóm chọn được đoạn suối nông. Thấy tôi e dè, anh Tường khích lệ: "Không sao đâu, đoạn này cạn lắm, chú ý kẻo bị đá cắt chân". Dòng suối mát trong phút chốc đỏ ngầu vì bị "quấy rối". Các thành viên thi nhau mò hụp giữa con suối lổn nhổn đá, ai kiếm được viên đẹp là lại hú lên như Tazan.

Tranh thủ lúc nghỉ giải lao, anh Tường kể lại kỷ niệm đáng nhớ của mình. Năm 2000 trong một lần đi rừng, khi tắm suối vô tình nhặt được viên đá có hình thù như thiếu nữ đang nhảy múa trong đêm hội Tây nguyên. Thấy hay, anh đem về rửa sạch, đặt lên một gốc lũa và đặt tên là "Vũ điệu Tây nguyên". Năm 2003, tại Hội hoa xuân được tổ chức ở Đà Lạt, tác phẩm này đoạt giải nhất.

Lúc đó ông Bùi Đức Tầm - Chánh chủ khảo hội thi, một chuyên gia về đá cảnh của Việt Nam - ngỏ ý muốn mua lại, nhưng anh không bán. Tính đến nay, số lượng đá cảnh của anh đã hơn 400 - một "kho tàng" mà bất cứ tay chơi đá nào cũng mơ ước.

* Xem thêm: đá tự nhiên Đà Nẵng

Người săn đá hụp lặn dưới sông Đại Đờn.

Hồn đá, hồn người

Anh Tường chia sẻ thêm: "Đá cảnh tự nhiên có rất nhiều trường phái như: Suiseki, Biseki, đá nghệ thuật, đá mài... Tuy nhiên, Suiseki được chuộng vì tạo hình từ sự bào mòn của nước ở các dòng sông suối, có độ cứng cao, bề mặt lạ, da bóng, phủ màu thời gian và điều quan trọng là hoàn toàn tự nhiên chứ không qua tác động của con người...

Mỗi viên đá cũng mê hoặc người chơi theo cách riêng của nó và đặt tên cho đá cũng là cách khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn ấy. Tên không chỉ mô tả hình thể, mà còn toát lên cái hồn và mang câu chuyện của đá. Sự hấp dẫn của viên đá nằm ở khả năng cảm nhận của mỗi người, chỉ cần đổi hướng nhìn và đế đặt là thay cả "linh hồn" của đá. Do đó, cùng một viên đá có thể có rất nhiều tên gọi khác nhau. "Gọi mưa", "Sơn thủy hữu tình" hay "Lòng mẹ”... là những cái tên mà người say đá âu yếm đặt cho những "đứa con" của mình.

Ông Đoàn Giàu, thành viên lâu năm của Câu lạc bộ đá cảnh Di Linh, cho biết: "Với người chơi đá, đó là vật "vô ngôn" nhưng lại rất "hữu tình". Đá có thể "trò chuyện" với người bằng vẻ yên lặng trong mỗi góc độ ánh sáng, vệt nắng. Đó cũng là nghệ thuật tìm về sự bình yên trong tâm hồn sau những bộn bề lo toan cuộc sống".

Với những người chơi đá cảnh, đá là linh hồn, là đứa con tinh thần của họ. Có những tác phẩm được dân mê đá hỏi mua vài chục triệu đồng, nhưng chủ nhân cương quyết không bán. Cũng có người kinh tế khá lên nhờ đá cảnh. Trước đây, anh Nguyễn Thái Lý là một nông dân chân lấm tay bùn. Sau khi "bén duyên" với đá, anh đầu tư xưởng gỗ chuyên làm đế cho đá.


Một viên đá đẹp còn phụ thuộc rất nhiều vào đế của đá, dân trong nghề gọi là Daiza. Đó là phiến gỗ được khắc dựa theo mặt đáy của viên đá, ôm sát mép đến từng chi tiết. Nhờ chăm chỉ học hỏi và có hoa tay, nên anh Lý được nhiều dân chơi đá tìm đến nhờ làm "chân" cho tác phẩm của mình. Ngoài ra, anh còn chung vốn mở cửa hàng trưng bày, bán đá cho khách du lịch, nhờ thế thu nhập cũng khá hơn.

* Xem thêm: đá tự nhiên nguyên khối
Theo Tiền Phong

Read More